Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
kiem tien, kiem tien online, kiem tien truc tuyen, kiem tien tren mang
Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Trên thực tế nhiều giáo viên còn lúng túng khi dạy loại tiết học này. Do không nắm được phương pháp thể hiện tiết luyện tập hay nội dung bài soạn còn  thiếu sót chưa đủ nội dung cần dạy trong tiết luyện tập nên  hiệu quả tiết dạy chưa tốt. Nhằm giúp cho các giáo viên dạy Toán  thể hiện tiết dạy Luyện tập đúng hướng, chúng tôi giới thiệu bài viết sau mà tôi đã tiếp thu được qua các đợt tập huấn thay sách bậc trung học cũng như các tài liệu tham khảo về đổi mới phương pháp dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nội dung gồm:

I.    Vị trí của tiết luyện tập

II.   Mục tiêu chung của tiết luyện tập

III. Các phương án thể hiện tiết luyện tập

IV.  Qui trình soạn và thực hiện tiết luyện tập trên lớp.

I. VỊ TRÍ CỦA TIẾT LUYỆN TẬP

1/ Tiết luyện tập có tác dụng hoàn thiện các kiến thức cơ bản mà tiết lý thuyết vừa cung cấp.

2/ Nâng cao lý thuyết trong chừng mực có thể.

3/ Làm cho học sinh nhớ và khắc sâu hơn những vấn đề lý thuyết đã học.

* Một vài điều cần lưu ý:

1/ Tiết luyện tập không phải chỉ là tiết giải các bài tập đã cho học sinh làm ở nhà hay sẽ cho học sinh làm trên lớp mà còn phải là tiết dạy cách suy nghĩ giải toán.

2/ Trong tiết luyện tập phải xác ðịnh rõ:

    * Thầy phải luyện cái gì?

    * Trò phải tập cái gì?

3/ Tiết luyện tập có mục đích rõ ràng hơn tiết bài tập.

    * Hiện nay trong sách giáo khoa  đã phân biệt rõ phần luyện tập và phần  bài tập.

4/ Trong tiết luyện tập, phần nào đó giáo viên được  “tự do” hơn trong việc lựa chọn nội dung dạy học so với tiết lý thuyết, sao cho đạt được mục đích yêu cầu đề ra.

II. MỤC TIÊU CHUNG CỦA TIẾT LUYỆN TẬP

1/ Một là, hoàn thiện hoặc nâng cao ở mức độ phổ thông cho phép ðối với phần lý thuyết của tiết học trước thông qua một số tiết học trước, thông qua một hệ thống bài tập đã được sắp xếp hợp lý theo kế hoạch lên lớp.

    * Hệ thống bài tập gồm: các bài tập trong SGK, sách bài tập, các bài tập tự chọn, tự sáng tạo của giáo viên tuỳ theo mục đích và chủ ý của mình.

2/ Hai là, rèn luyện cho học sinh các kỹ năng, thuật toán hoặc nguyên tắc giải toán dựa trên cơ sở nội dung lý thuyết đã học và phù hợp với đa số học sinh một lớp, thông qua hệ thống bài tập đã được sắp xếp theo chủ ý của giáo viên.

3/ Ba là, thông qua phương pháp và nội dung rèn luyện cho học sinh nề nếp làm việc có tính khoa học, phương pháp tư duy cần thiết.

III. CÁC PHƯƠNG ÁN THỂ HIỆN TIẾT LUYỆN TẬP

PHƯƠNG ÁN 1

1/ Bước 1:

- Nhắc lại một cách có hệ thống các nội dung lý thuyết đã học(định nghĩa, định lý, qui tắc, công thức,…), chú ý đến phương pháp giải các dạng toán.

    - Sau đó giáo viên có thể mở rộng phần lý thuyết ở mức độ phổ thông nếu cần thiết.

    * Giáo viên nên thể hiện thông qua phần kiểm tra bài cũ đầu tiết học. 

2/ Bước 2:

   - Cho học sinh trình bày lời giải các bài tập đã làm ở nhà mà giáo viên ðã qui ðịnh, nhằm kiểm tra sự vận dụng lý thuyết trong việc giải các bài tập của học sinh.

    * Kiểm tra kỹ năng: tính toán, diễn đạt bằng ngôn ngữ, ký hiệu, trình bày lời giải của học sinh.

   - Sau đó cho học sinh của lớp nhận xét ưu khuyết điểm trong lời giải, đánh giá đúng sai, hoặc đưa ra cách giải khác hay hơn.

   - Giáo viên chốt lại vấn ðề theo nội dung sau:

       + Phân tích những sai lầm và nguyên nhân dẫn ðến những sai lầm ðó ( nếu có).

       + Khẳng định những chỗ làm đúng, làm tốt của học sinh để kịp thời động viên.

       + Đưa ra những cách giải khác ngắn gọn hơn, hay hơn hoặc vận dụng lý thuyết linh hoạt hơn( nếu có thể).

3/ Bước 3:

    Giáo viên cho học sinh làm một số bài tập mới ( có trong hệ thống bài tập mà HS chưa làm hoặc GV biên soạn theo mục tiêu đề ra của tiết luyện tập) của các tiết luyện tập nhằm mục đích :

    - Kiểm tra ngay sự hiểu biết của học sinh phần lý thuyết mở rộng mà giáo viên đưa ra ở đầu giờ học (nếu có).

    - Khắc sâu hoàn thiện lý thuyết qua các bài tập có tính chất phản ví dụ, các bài tập vui có tính thiết thực.

4/ Bước 4: Củng cố sau tiết luyện tập, hướng dẫn học bài về nhà.

-         Hệ thống lại những dạng toán đã luyện, phương pháp giải các dạng toán đó.

-         Kiến thức sử dụng trong tiết luyện tập.

-         Ra bài tập về nhà, dặn dò chuẩn bị cho tiết học sau

PHƯƠNG ÁN 2

1/ Bước 1 :

Cho HS trình bày lời giải các bài tập cũ đã cho HS làm ở nhà, nhằm kiểm tra:

    - HS hiểu lý thuyết đến đâu.

    - Kỹ năng vận dụng LT trong việc giải BT.

    - HS mắc những sai phạm nào ?

    - Cách trình bày lời giải bằng ngôn ngữ, bằng kí hiệu chuẩn xác chưa ?

2/ Bước 2:

    Giáo viên chốt lại những vấn ðề có tính chất trọng tâm:

    - Nhắc lại một số vấn ðề chủ yếu về lý thuyết mà học sinh chưa vận dụng được khi giải bài tập.

    - Chỉ ra những sai sót của học sinh, những sai sót thường mắc phải mà giáo viên tích luỹ được trong quá trình giảng dạy.

    - Hướng dẫn cho HS cách trình bày, diễn đạt bằng ngôn ngữ, ký hiệu toán học…

3/ Bước 3:

    Giống như Bước 3 phương án 1.

    Làm thêm bài tập mới, nhằm đạt được yêu cầu:

    - Hoàn thiện lý thuyết, khắc phục sai lầm HS thường mắc phải.

    - Rèn luyện một vài thuật toán cơ bản mà HS cần ghi nhớ trong quá trình học tập.

    - Rèn luyện cách phân tích bài toán, tìm phương hướng giải quyết bài toán.

4/ Bước 4: Củng cố sau tiết luyện tập, hướng dẫn học bài về nhà.

-         Hệ thống lại những dạng toán đã luyện, phương pháp giải các dạng toán đó.

-         Kiến thức sử dụng trong tiết luyện tập.

-         Ra bài tập về nhà, dặn dò chuẩn bị cho tiết học sau

* Tóm lại

Dù sử dụng phương án nào thì cũng có ba phần chủ yếu:

          - Hoàn thiện lý thuyết.

          - Rèn luyện kỹ năng thực hành.

          - Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.

IV. QUI TRÌNH SOẠN BÀI

1) Nghiên cứu tài liệu:

- Trước hết phải nghiên cứu lại phần lý thuyết mà học sinh được học. Qua đó phải xác định kiến thức nào là kiến thức cơ bản, trọng tâm, kiến thức nào nâng cao, mở rộng cho phép.

- Tiếp theo là nghiên cứu các bài tập trong SGK, sách bài tập theo yêu cầu sau: 

    a) Cách giải từng bài toán như thế nào?

    b) Có thể có bao nhiêu cách giải bài toán này.

    c) Cách giải nào là thường gặp? Cách giải nào là cơ bản?

    d) Ý đồ của tác giả đưa ra bài toán này để làm gì ?

    e) Mục tiêu và tác dụng của từng bài tập như thế nào?

- Nghiên cứu sách tham khảo, sách giáo viên kỹ sau đó tập trung xây dựng nội dung tiết luyện tập và phương pháp luyện tập.

2) Nội dung bài soạn:

a) Mục tiêu của tiết luyện tập.

b) Cấu trúc tiết luyện tập:

b.1- Chữa các bài tập cũ kỳ trước:

      - Số lượng bài tập, dự kiến thời gian.

      - Chốt lại vấn đề gì qua các bài tập này ?

b.2-Cho học sinh làm bài tập mới.

( Chọn trong SGK, SBT hay GV soạn ra.)

      - Số lượng bài tập, dự kiến thời gian.

      - Bài tập đưa ra có dụng ý gì ?

b.3- Hướng dẫn học sinh học bài, làm bài ở nhà sau tiết bài tập.

      - Hệ thống các bài tập cho về nhà làm. ( Chọn trong SGK, SBT hay GV soạn ra.)

      - Gợi ý gì đối với từng bài tập cho học sinh yếu, học sinh giỏi?

c) Thực hiện nội dung đã nêu ở trên trong tiết luyện tập.

Tiến trình được thực hiện trên lớp thế nào để phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học.

V. KẾT LUẬN

          Khi dạy tiết luyện tập hãy cần lưu ý:

- Đừng biến tiết luyện tập thành tiết chữa bài tập. Tiết luyện tập phải là tiết dạy cách suy nghĩ giải toán.

          - Đừng đưa quá nhiều bài tập trong tiết luyện tập. Nên chọn một số lượng bài vừa đủ để có điều kiện khắc sâu kiến thức được vận dụng và phát triển các năng lực tư duy cần thiết trong giải Toán.

          - Nên sắp xếp các bài tập thành một chùm bài có liên quan với nhau.

          - Trong tiết luyện tập có bài giải chi tiết, có bài giải vắn tắt.

          - Hãy để HS có thời gian làm quen với bài toán, nghiên cứu tìm tòi lời giải bài toán và để HS hưởng niềm vui khi tự mình tìm ra chìa khoá lời giải.

          * Chúng tôi hy vọng rằng sau khi các đồng nghiệp áp dụng vào thực tế giảng dạy thì hiệu quả sẽ lên cao rõ rệt, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường./.

Theo: thpt-nguyenkhuyen-hp.edu.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

domain, domain name, premium domain name for sales

Popular Posts