Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
kiem tien, kiem tien online, kiem tien truc tuyen, kiem tien tren mang
Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012




Nhiều ý kiến cho rằng những thế hệ trước hẳn không thể nhìn ra được sự phát triển tối tân của con người thời hiện đại. Nhưng không hẳn là như thế khi có rất nhiều những bậc học giả, nhà khoa học, thiên tài dường như là có tầm nhìn khá xa, tầm nhìn của họ không phải do sự linh cảm từ chúa mà chính là từ sức sáng tạo và tài năng. Trong thời đại của họ thì những tiên đoán có vẻ không tưởng nhưng thực tế chứng minh là những người này đã đúng, thậm chí là đúng nhiều. Sau đây là một số nhà tiên tri khoa học tài ba trong khoảng thời gian 400 lùi lại.
Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này

1. Robert Boyle (1627-1691)
Robert Boyle – nổi tiếng nhất với định luật Boyle, một định luật hóa học mô tả mối quan hệ tỉ lệ nghịch giữa áp suất tuyệt đối và thể tích của khối khi nếu nhiệt độ giữ không đổi trong hệ kín. Ngoài ra ông còn là một nhà vật lý, phát minh và triết gia tài ba. Ông sở hữu một tư duy sáng tạo tuyệt vời và khả năng nhìn nhận sâu sắc.

Sau khi ông qua đời năm 1961, Hội Hoàng Gia đã phát hiện ra một bản viết tay mà trong đó ông có đề cập đến một số vấn đề rất hiện đại như “kéo dài sự sống”, “nghệ thuật bay” và “ánh sáng vĩnh viễn”. Ông thể hiện chúng như mong mỏi của mình, dự đoán đến việc tạo ra những loại thuốc ngủ, kích thích, thuốc nhuộm tóc … Nhà khoa học Ireland còn viết về sự phát triển trong nghiên cứu khoáng sản, động vật, thực vật – tiền thân của những công nghệ nano, công nghệ sinh học và kỹ thuật di truyền hiện đại. Tư tưởng của Boyle dường như là rất mới mẻ và không có giới hạn cho dù ông viết toàn những điều khó tin trong thời điểm thế kỉ 17. Như chúng ta đã thấy, các lĩnh vực mà ông đề cập đã rất phát triển theo nhiều cách khác nhau.

2. Denis Diderot (1713-1784)
Denis Diderot là một nhà văn và triết học nổi tiếng người Pháp, ông sống sau thời đại của Boyle một thời gian. Ông được coi là nhà tương lai học đáng chú ý nhất trong thời kỳ Khai Sáng ở Châu Âu và được biết đến như người biên tập chính của công trình Bách khoa toàn thư đồ sộ - Encyclopedie.

Ngoài ra ông còn để lại nhiều di sản và tư liệu quý giá. Trong các công trình của mình, ông có đề cập rằng mọi sinh vật đều là sản phẩm của sự chọn lọc qua thế hệ và thời gian. Đây giống như tiền thân của các lý thuyết chọn lọc tự nhiên. Denis còn lập luận rằng ý thức là một sản phẩm của vật chất, vật chất ở đây là não, do đó tâm thức có thể tái tạo vào liên kết với nhau. Ông nghĩ rằng khoa học trong tương lai sẽ tìm được cách để tái tạo cuộc sống, thiết kế được những động vật và máy moc thông minh. Chúng ta có thể thấy đó là robot của thời hiện đại. Tuy nhiên đồng thời ông cũng bác bỏ ý tưởng về sự tiến bộ vì cho rằng nó sẽ sớm bị dập tắt.

3. Marquis de Condorcet (1744-1794)
Ông là người đã dự đoán về sự tiến bộ, kéo dài tuổi thọ và khả năng trí óc của con người. Ông cũng là người Pháp - một nhà toán, triết học. Tuy cũng có những dự đoán về phát triển như Diderot nhưng Marquis không mang tư tưởng bài trừ mà luôn tin tưởng và ủng hộ con người tiến tới sự phát triển bằng trí tuệ, khoa học, công nghệ.

Trong thời đại trước, đây là sự giác ngộ mạnh mẽ về lý tưởng. Không chỉ trên lĩnh vực toán học mà ở bộ môn khoa học chính trị ông cũng rất xuất sắc, tư tưởng “hoàn hảo hóa xã hội” của ông đã tác động mạnh đến những tác phẩm của Thomas Malthus. Tiêu biểu là tác phẩm “Phác thảo lịch sử về sự tiến bộ trong nhận thức con người”, trong đó ông đã lập luận rằng lý luận và khoa học nên được áp dụng vào phát triển khoa học và đạo đức con người. Ông có mong muốn kéo dài tuổi thọ của con người và tiên đoán trong tương lai điều này sẽ được khắc phục (thời đó tuổi thọ của con người chỉ khoản 40). Condorcet còn quả quyết rằng những khám phá trong khoa học và nghệ thuật sẽ làm cho xã hội được hoàn hảo hóa một cách thực sự, mọi giới hạn về thể chất, tinh thần, hiểu biết của con người sẽ ngày càng được nâng cao.

4. Benjamin Franklin (1706-1790)
Nhân vật này hẳn phần lớn chúng ta đều biết, ông là một trong những người thành lập Hoa Kỳ. Không chỉ vậy ông còn là một chính trị gia, nhà khoa học, ngoại giao, triết gia, nhà phát minh … Một con người đa tài trên nhiều lĩnh vực. Có lẽ rằng với tầm hiểu biết và sức sáng tạo của ông thì việc ông tiên đoán được một số vấn đề hiện đại không có gì khó hiểu.

Ông đã thể hiện suy nghĩ của mình thông qua việc viết cho bạn mình là linh mục Joseph về "Khoa học thực sự năm 1780" với nội dung thể hiện sự nuối tiếc vì mình sinh ra quá sớm. Ông cho rằng trong tương lai việc vận chuyển sẽ trở nên dễ dàng, nền nông nghiệp có thể giảm thiểu lao động và tăn năng suất, phương pháp y học cải tiến giúp con người sống lâu hơn. Franklin đã thể hiện một niềm tin tuyệt đối vào tương lai. Trước đó vào năm 1773 ông đã cho rằng có thể duy trì sự sống của con người qua hàng thế kỉ bằng một số hóa chất, sau đó đánh thức họ dậy. Thậm chí ông còn thể hiện tâm nguyện muốn được bảo quản trong một thùng rượu van Madeira cho đến khi khoa học có thể đưa ông trở lại. Phần lớn sự tiên tri của ông đã thành hiện thực khi khoa học đang làm được những điều phi thường. Nhưng có lẽ để tiến hành phương thức ngủ đông thì chúng ta còn phải hướng về tương lai lâu dài hơn.

5. Konstantin Tsiolkovsky (1857-1935)
Nếu những nhà khoa học phía trên thường dự đoán về sự phát triển y học hay công nghệ thì nhà khoa học Nga Konstantin Tsiolkovsky còn nhìn ra được sự phát triển của khoa học vũ trụ. Tsiolkovsky là một nhà khoa học lý thuyết, nhà nghiên cứu, người đặt nền móng cho ngành du hành vũ trụ hiện đại, nhà sư phạm, nhà văn. Ngoài ra ông được biết đến với vai trò là nhà sáng chế tên lửa Xô Viết, ông là người tiên phong trong lí thuyết du hành vũ trụ.


Năm 1895, lấy cảm hứng từ việc tháp Eiffel được xây dựng ở Paris, ông đưa ra một ý tưởng chưa từng có - thang máy không gian. Mô hình của ông là chỉ một máy nâng đơn sơ nhưng đã đặt một nền tảng mới cho khoa học. Thời điểm đó chưa có ai nghĩ tới việc đưa con người vào không gian nhưng ông đã là người đầu tiên. Ông đã phát triển một phương trình mô tả động cơ đẩy tên lửa. Ông hoàn toàn tin vào việc trong tương lai con người sẽ đi được từ hành tinh này đến hành tinh khác, thậm chí còn nghĩ tới việc con người có thuộc địa không gian. Trong cuốn sách xuất bản năm 1928, ông dự đoán rằng nhân loại sẽ chiếm được thuộc địa trong giải Ngân Hà.

6. Vladimir Vernadsky (1863-1945)
Lại một nhà khoa học Nga khác – Vladimir Vernadsky. Ông là một nhà địa chất nổi tiếng. Ông là người đã thừa nhận ý tưởng về Noosphere – khái niệm mà sau này Pierre Teilhard de Chardin mô tả như “phạm vi tư tưởng con người”.


Đầu tiên, Vernadsky đã miêu tả noosphere như một giai đoạn thứ ba của cuộc sống trên trái đất. Sau giai đoạn Geosphere (vô thức) và Biosphere (cuộc sống sinh học). Vernadsky cho rằng cuối cùng thì trí khôn (hay ý thức) của mỗi cá nhân sẽ được kết hợp thành một mạng lưới, toàn thế giới sẽ hợp tác phát triển. Có thể nói đây là dự đoán về toàn cầu hóa và hệ thống internet toàn cầu.
7. Pierre Teilhard de Chardin (1881-1955)
Pierre Teilhard de Chardin là linh mục dòng người Pháp, ngoài ra ông còn là một nhà cổ sinh vật học. Trong cuốn sách “The Phenomenon of Man” được xuất bản sau khi ông qua đời, Chardin đã suy đoán rằn nhân loại đang đi trên một quỹ đạo tiến hóa. Ông mô tả việc tiến hóa là “con đường đi lên sinh vật”.

Chính ông là người đã khái niệm hóa Noosphere và nói rằng thế giới đang ở trong giai đoạn Noosphere, nửa thực nửa áo, dường như đang trên quá trình vật chất biến hóa thể nhập hợp nhất với tinh thần, cuối cùng sẽ đạt được đến điểm Omega tuyệt đối trong đời sống tâm ly và vật lý vũ trụ. Nói chung vấn đề này khá hàn lâm nhưng tư tưởng mới của ông cũng mang đến nhiều cảm hứng cho các nhà khoa học hiện đại.

8. J.B.S. Haldane (1892-1944)
John Burdon Sanderson Haldane hay còn được gọi tắt là JBS Haldane là một nhà sinh học tiến hóa rất có tiếng tăm. Ông có tư tưởng tân tiến, đã nhìn trước được các khả năng tương lai của y học như tử cung nhân tạo, nhân bản người hay kĩ thuật di truyền. Đóng góp quan trọng nhất của JBS Haldane không liên quan đến bản đồ di truyền, mà là ứng dụng thống kê học trong di truyền, qua một loạt 10 công trình về tiến hóa của gen được công bố liên tục từ 1924 đến 1934. Do những đóng góp này, JBS Haldane được xem là một trong 3 trụ cột của di truyền quần thể học.


Những dự đoán của ông vào thời điểm lúc bấy giờ khá gây sốc và tranh luận. Ông mở đường bằng chính đóng góp về di truyền của mình và cho rằng nhân loại sẽ sớm có khả năng nhân bản. Ông dự đoán về “tử cung nhân tạo” và liệu pháp gen (ngày nay chúng ta gọi là RNA). Ông còn đưa ra ý kiến về sự thụ tinh nhân tạo (thụ tinh ống nghiệm). Haldane đã thẳng thắn tuyên bố “ Tôi chắc rằng tương lai sẽ còn đáng ngạc nhiên hơn chính tôi tưởng tượng”. Và thật tuyệt vời khi ông đã tiên đoán hoàn toàn chuẩn xác.

(sưu tầm)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

domain, domain name, premium domain name for sales

Popular Posts