Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
kiem tien, kiem tien online, kiem tien truc tuyen, kiem tien tren mang
Thứ Tư, 3 tháng 2, 2010

Sau khi trả lời năm câu hỏi dưới đây, bạn sẽ thấy việc thiết lập giá cả cạnh tranh và có lợi nhuận dễ hơn bạn nghĩ.

Thiết lập giá cả có thể là phần khó nhất trong việc quản lý một doanh nghiệp thành đạt. Bạn muốn cạnh tranh nhưng bạn cũng muốn có lợi nhuận nếu bạn muốn tồn tại lâu dài.
Vậy làm thế nào để bạn có thể thiết lập được giá cả tạo cho bạn cả hai lợi thế trên? Bạn có thiết lập giá cả căn cứ vào giá cả của các đối thủ của bạn? Hay căn cứ vào chi phí của bạn? Hay căn cứ vào giá cả mà khách hàng đồng ý trả?

Câu trả lời cho tất cả câu hỏi trên sẽ là: có. Bạn phải hiểu rằng bạn không chỉ căn cứ vào chi phí của mình mà còn phải căn cứ vào thị trường đầy cạnh tranh cũng như là phải thiết lập giá cả mang lại lợi nhuận từ sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn - một phần của biểu thức thì chưa đủ. Cho nên bạn phải định giá cạnh tranh cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình nhưng bạn cũng phải đảm bảo rằng với giá ấy bạn sẽ thu được lợi nhuận.

Vậy bạn nên cân nhắc đến những vấn đề gì khi bạn định giá sản phẩm? Những câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn trong vấn đề này:

1. Chi phí trực tiếp của sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp là gì? Đây thường là phần dễ nhất của biểu thức để lên kế hoạch bởi vì nó đề cập tới những nguyên liệu trực tiếp và sức lao động trong sản phẩm của bạn.

2. Chi phí gián tiếp cho sản phẩm của bạn là gì?
Những chi phí này thường là tổng chi phí và bao gồm cả những thứ như bảo hiểm, quảng cáo, thuê nhà, chi phí văn phòng và vv… Mặc dù những chi phí này không trực tiếp góp vào chi phí sản xuất của bạn nhưng bạn cũng cần phải biết chúng là bao nhiêu để tính toán giá bán cho hợp lý.

3. Điểm hoà vốn là gì? Hoà vốn là nơi mà chi phí sản xuất của bạn và số tiền mà bạn thu được bằng nhau, bạn không có lãi. Khi bạn đã hoà vốn thì các sản phẩm còn lại sẽ đem lại lợi nhuận cho bạn. Bạn không thể điều hành doanh nghiệp mà không biết bạn còn bao nhiêu hàng cần phải bán trước khi bạn thu được lợi nhuận. Và nếu điểm hoà vốn của bạn là bạn phải bán được 20 đơn vị/tháng nhưng trên thực tế, thị trường chỉ tiêu thụ được 10 đơn vị/tháng thì bạn cần phải định mức lại cách thức kinh doanh của mình.

4. Đối thủ cạnh tranh của bạn chào hàng như thế nào? So sánh cách chào hàng và giá cả của đối thủ để thấy được lợi thế của bạn trên thị trường. Tuy nhiên bạn không nên chỉ tập trung vào mỗi giá bởi vì các doanh nghiệp nhỏ thường không thể cạnh tranh bằng giá cả về lâu về dài mà có thể tồn tại. Hãy kiểm tra các công đoạn bên trong và quyết định khi nào bạn có thể thu thêm lợi nhuận mà không cần phải tăng thêm chi phí. Các lợi nhuận thu thêm có thể giúp bạn khuyến mại khách hàng và định giá sản phẩm của bạn lợi nhuận hơn.

5. Tình trạng hiện thời của ngành nghề bạn đang làm và của toàn bộ nền kinh tế? Cuộc sống luôn luôn thay đổi và bạn phải nhận thức được sự thay đổi ấy trong ngành nghề của bạn cũng như trong toàn bộ nền kinh tế khi bạn lên kế hoạch để sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ mới. Những thứ lên cơn sốt trong năm vừa qua thường sẽ không còn sốt nữa trong năm nay và bạn phải hiểu thị trường để có thể tiếp tục có những quyết định kinh doanh sáng suốt.

Là một chủ doanh nghiệp, những phản ứng ban đầu của bạn có thể hạ thấp giá chào hàng của bạn vì thế bạn có thể tạo ra khối lượng bán hàng lớn. Nhưng điều này thường không phải là một sự lựa chọn mang lại nhiều lợi nhuận nhất. Thường sẽ có một người nào đó bên ngoài sẵn sàng ngưng kinh doanh bằng việc không kiểm soát lợi nhuận và chào hàng ở giá thấp. Nhưng không có lợi nhuận thì bạn sẽ tiếp tục công việc như thế nào? Bạn không thể! Vì thế rất quan trọng để biết thị trường đang cần gì và làm thế nào để bạn đáp ứng được những nhu cầu ấy với các sản phẩm và dịch vụ mang lại lợi nhuận cho bạn.

Mọi quyết định về giá cả mà bạn đưa ra nên đưa ra những tác động nơi mà khách hàng của bạn có thể có được giá trị sử dụng xứng với đồng tiền họ bỏ ra và việc kinh doanh của bạn sẽ thu được lợi nhuận. Lợi nhuận là thứ đưa đến cho bạn nguồn vốn từ bên ngoài để tạo dựng quỹ nghiên cứu và phát triển, để mua bán những tài sản và chia cho những người chủ khác hoặc những nhà đầu tư khác.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

domain, domain name, premium domain name for sales

Popular Posts