Another Context Search là một tiện ích bổ sung vào Firefox cho phép bạn lựa chọn các nguồn tìm kiếm trên menu chuột phải thay vì công cụ tìm kiếm mặc định.
Internet là một kho tài nguyên tri thức vô cùn phong phú, trong quá trình lướt web và thu thập thông tin đôi khi bạn cũng cần tìm hiểu thêm một số thông tin bên lề thông tin chính đang theo dõi. Chẳng hạn như bạn đang đọc một bài viết thủ thuật về một thiết bị Android trong đó có sử dụng thuật ngữ ám chỉ Root và bạn không biết Root trên Android là như thế nào và bạn cần tìm hiểu về nó, dường như nắm bắt được nhu cầu này của người dùng nên 2 trình duyệt web khá phổ biến hiện nay là Chrome và Firefox đều đã tích hợp sẵn công cụ cho phép bạn tìm nhanh một từ khóa bất kỳ ngay trong menu chuột phải. Tuy nhiên tính năng tìm kiếm nhanh này phụ thuộc vào thiết lập công cụ tìm kiếm mặc định cho trình duyệt mà thôi. Nếu bạn đang dùng Firefox bạn có thể thử qua một trình hỗ trợ mang tên Another Context Search.
Another Context Search là một tiện ích bổ sung vào Firefox cho phép bạn lựa chọn các nguồn tìm kiếm trên menu chuột phải thay vì công cụ tìm kiếm mặc định đã thiết lập trên trình duyệt, bạn có thể cài đặt tiện ích này cho trình duyệt Firefox của bạn tại đây.
Sau khi hoàn tất, mỗi khi bạn thực hiện thao tác tìm kiếm nhanh bằng cách bôi đen từ khóa cần tìm sau đó di chuyển chuột đến dòng lệnh Search Google for "từ khóa bạn chọn" bạn sẽ thấy xuất hiện thêm danh sách cách nguồn tìm kiếm bạn có thể lựa chọn bao gồm: Google, Yahoo, Bing, Amazon, eBay, Twitter, Wikipedia.
Đối với nguồn thông tin liên quan bạn có thể chọn Google, Yahoo hoặc Bing. Nếu muốn thông tin chi tiết hơn bạn có thể tìm trên Wikipeda. Ngoài ra nếu từ khóa của bạn là một sản phẩm bạn chẳng những có thể tìm thấy thông tin chi tiết về sản phẩm đó mà bạn còn có thể tham khảo giá và mua nó thông qua Amazon hoặc eBay.
Một điểm thú vị của Another Context Search chính là nó sẽ tự động sắp xếp thứ tự cách công cụ tìm kiếm trên menu chuột phải thông qua xu hướng tìm kiếm của bạn. Nếu bạn thường xuyên tìm kiếm trên Wikipedia thì vị trí của wikipedia sẽ từ vị trí cuối cùng di chuyển lên trên cùng để bạn tiện thao tác hơn. Ngoài ra bạn còn có thể tùy ý sắp xếp thông qua tùy chỉnh Manage Search Engines của trình duyệt.
Chú ý rằng hiện tại Another Context Search chỉ tương thích với trình duyệt từ Firefox 20.0 trở lên.
Theo Genk
Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Popular Posts
-
AirlineDomains.com Make Offer TouristDomains.com Make Offer MinhphuGroup.com Make Offer TurkeyDomain.com Make Offer TouristDomain.com Make O...
-
; nhập vào 2 số nguyên a, b <10 ; tính tổng a+b, in kết quả ra màn hình .model small .code org 100h jmp Main a db ? b db ? ...
-
Trong số các chương trình viết nhạc, Encore là chương trình có tính năng trình diễn rất tiện lợi, với 11 thanh công cụ trong Palette để soạn...
-
Dịch vụ âm nhạc trực tuyến trứ danh của Châu Âu, Spotify công bố đã có 2,5 triệu khách hàng thường xuyên trả tiền để nghe các bài hát có bản...
-
Một phụ nữ người Utah cùng đứa con 17 tháng tuổi đã được giải thoát sau 5 ngày bị chính người chồng bắt làm con tin. Troy Reed Critchfi...
-
Như tiêu đề, qua tham khảo thông tin trên forum, thấy nhiều bạn than vãn về vấn đề chia ổ bằng acronis diskdirector mà chưa có lời giải đáp ...
-
Easy DriverPack liên tục ra phiên bản mới đến nay chúng ta đã có một sự cải tiến vượt bậc về giao diện và cải tiến về phương pháp nhận biết ...
-
/* Bài toán Xếp Hậu Bài toán tám quân hậu là bài toán đặt tám quân hậu trên bàn cờ vua kích thước 8×8 sao cho không có quân hậu nào có thể ...
-
Nhập dãy số gồm N số nguyên (N<100). Xác định xem đó có phải dãy số có tính chất là cấp số cộng hay không. uses crt; Var A:array[1..1...
-
/* Bài toán "Tháp Hà Nội" Tương truyền rằng ngày xửa ngày xưa, lâu lắm rồi, ở một vùng xa xôi viễn đông, thành phố Hà Nội của Việ...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét